Đối ẩm giữa Trà Đạo Nhật Bản và trà Thức Việt Nam

Nội dung bài viết

Trong khuôn khổ Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản 2024 tổ chức tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 4 đến ngày 7.7 đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như: Triển lãm thành tựu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, hội thảo, tọa đàm kinh doanh, kết nối giao Thương… Đáng chú ý  của Lễ hội lần này là chương trình Đối ẩm Trà Đạo Nhật Bản và Trà Thức Việt Nam.

Trà Đạo Nhật Bản được xem là một trong ba nghệ thuật cổ điển thuộc tinh hoa người Nhật bên cạnh thưởng hương kodo và cắm hoa kado. Trà đạo có nguồn gốc từ Thiền tông Phật giáo vào năm 815. Lúc bấy giờ, nhà sư Eichu trở về từ Trung Quốc đã đặc biệt chuẩn bị sencha cho Thiên hoàng Saga. Tại Trung Quốc, trà là một loại thức uống có lịch sử hơn một nghìn năm.


Chương trình đối ẩm Trà Đạo Nhật Bản và Trà Thức Việt Nam.

Từ việc đơn giản uống trà, chuyển sang cách pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo, đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới. Hòa, Kính, Thanh, Tịch là bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo. Phật giáo thường dùng thuật ngữ "ngón tay chỉ mặt trăng".


Giới thiệu về văn hóa trà Nhật.

Suy rộng ra, Trà đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có "trà vừa ngon vừa không ngon". Cũng như nhiều thứ cần phải rèn luyện, học tập, Trà đạo luôn gắn liền với thực hành. Khác với trông chờ vào đâu đó, Trà đạo thuộc về bên lối sống "tự làm chủ bản thân".

Lịch sử và văn hoá trà Việt

Việt Nam có nền văn hoá trà gắn bó song hành với nền nông nghiệp lúa nước trải qua hơn 5000 năm. Cây trà ban đầu được xem như thảo mộc có công dụng chữa bệnh, giải độc, lâu dần trở thành thức uống thường xuyên của người Việt. Mật độ trà Việt Nam phủ đều từ các tỉnh phía Bắc với hàng nghìn cây trà cổ thụ hơn 500 năm đến các tỉnh phía Nam với nhiều giống trà mới, điển hình như tỉnh Lâm Đồng. Tổng diện tích trồng trà trên lãnh thổ Việt Nam 130.000 ha, với năng suất hơn 5000 tấn trà khô mỗi năm, với sản lượng xuất khẩu thô đứng thứ 5 toàn cầu.


Giao lưu giữa trà Việt và trà Nhật.

Ở Việt Nam, đạo – thần – hồn của trà Việt gắn với hoàn cảnh của một đất nước đã trầm mình trải qua bao cuộc bể dâu của thiên tai, địch hoạ mang đặc trưng của sự hào sảng.


"Việt Trà Thức" là sự gói gọn của bản sắc dân tộc về tính đa thức và niệm thức sâu sắc trong đối nhân xử thế của người Việt.

Tính dung hợp của người Việt tạo ra sự đa thức trong việc thưởng trà, từ sự chân phương, giản đơn nhất đến sự cầu kỳ, phức tạp. Mỗi kiểu thức gắn với nhân sinh quan, đề cao nghĩa khí, sự chân thành, đối nhân xử thế của con người, điển hình như câu nói “trà nô tửu tướng” thể hiện tâm thế phụng sự, đức tính khiêm cung của người Việt trong văn hoá trà của mình. Bản sắc văn hoá trà Việt được thể hiện rõ nét qua văn hoá của Trà Thức Việt Nam mà thương hiệu Đôi Dép muốn tôn vinh và hiển dương.

VIỆT TRÀ THỨC” chính là sự gói gọn của bản sắc dân tộc về tính đa thức và niệm thức sâu sắc trong đối nhân xử thế của người Việt. Sự đa dạng của các kiểu thức trong thưởng trà của người Việt được thể hiện qua Ngũ thức Việt trà:

Mộc thức: Là kiểu uống trà phổ biến của người Việt khi không quá đặt nặng tính cầu kì của việc thưởng trà. Ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, theo cách giản tiện nhất, người Việt đều có thể dùng trà, miễn sao có sự hiện diện của trà. Mộc thức chính là hình thái thưởng trà bình dân, mở đầu cho các kiểu thức khác phát triển. Thông qua mộc thức càng khẳng định cây chè đã tồn tại mật thiết với người Việt từ ban đầu. Với mộc thức, kiểu cách, loại trà không còn quan trọng. Mộc thức tượng trưng cho sự thuần chất của người Việt.


Chương trình đối ẩm trà đã mang lại những giá trị văn hóa tốt đẹp cho hai bên.

Văn thức: Là cách thức thưởng trà ở mức độ cầu kỳ. Kiểu thức này đòi hỏi người thưởng trà có sự am hiểu nhất định về trà, từ cung cách uống cho đến loại trà uống. Người thưởng trà theo lối văn thức có sự cảm quan về trà ở mức độ cao thấp khác nhau tùy vào sự am hiểu của mỗi người nhưng nhìn chung có sự thấu đạt sâu sắc về trà. Văn thức tượng trưng cho tính thẩm mỹ và sự vi tế của người Việt.

Ngự thức: Là cách thưởng trà cung đình dành cho những bậc vua chúa, hoàng tộc khi xưa. Tuy là bậc có quyền lực cao nhưng quan điểm thưởng trà của bậc vương tôn thế tộc khi xưa lại lấy sự khiêm cung và tính phụng sự làm nền tảng. Ngày nay, ngự thức trà được dùng trong tiệc trà có tính chất ngoại giao, quan hệ quốc tế để tôn vinh những giá trị văn hoá Việt. Ngự thức tượng trưng cho giá trị tinh hoa của văn hoá trà Việt.

Tĩnh thức: Là cách thức thưởng trà hướng đến sự an tĩnh, giàu tính chiêm nghiệm. Người thưởng trà thông qua kiểu thức này muốn có khoảng lặng nội tâm để suy tưởng về cuộc sống, từ đó có những đúc rút giá trị riêng cho bản thân. Tĩnh thức còn là cách thức uống trà hướng đến sự an định thân tâm, bình lặng trong tâm hồn, quay về bên trong và thực hành chánh niệm bản thân. Tĩnh thức biểu tượng cho sự thuần khiết tâm hồn người Việt.

Thư thức: Là thưởng trà kết hợp với việc đọc sách, thưởng lãm nghệ thuật làm phong phú trí tuệ và tâm hồn người Việt. Thư thức biểu tượng cho trí tuệ của người Việt.

Trà thức Việt Nam thông qua năm thức cơ bản đã truyền tải được đạo - thần - hồn, là bản sắc văn hoá thưởng trà của người Việt. Tuỳ đối tượng, bối cảnh, không gian, thời gian mà việc kết hợp giữa các thức được linh hoạt mà không nhất thiết cứng nhắc theo hình thức nào, bởi suy cho cùng, dù theo cách nào thì người Việt quan niệm về trà là thức uống phổ biến mà ở đó gửi gắm giấc mơ ngàn đời của cha ông về khát khao hoà bình, ổn định và phát triển. Văn hoá trà Việt gắn với nền văn hoá trọng trách, trà chính là nhân tố kết nối con người với nhau cùng chia sẻ và gắn vác trách nhiệm chung.

Nguồn: T.N - daibieunhandan.vn

Nội dung bài viết
Tìm kiếm

Giỏ hàng

Sản phẩm gợi ý

Ghi chú đơn hàng
Xuất hóa đơn công ty
Hẹn giờ nhận hàng
Chọn mã giảm giá